1. Thông tin chung

1.1

Tên chương trình

KỸ THUẬT PHẦN MỀM

1.2

Trình độ đào tạo

Đại học chính quy

1.3

Thời gian đào tạo

4 - 4.5 năm

1.4

Tổng số tín chỉ

150 tín chỉ

1.5

Đơn vị quản lý

Khoa Công nghệ thông tin

2. Mục tiêu tổng quát

 

2.1

 

Chương trình đào tạo chuyên ngành KTPM được xây dựng và triển khai nhằm mục tiêu đào tạo kỹ sư ngành KTPM có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỹ luật, đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về KTPM, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT của xã hội.

2.2

Sinh viên được cung cấp kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý, khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của KTPM vào thực tiễn. Có năng lực xây dựng các dự án phần mềm, có khả năng tham mưu tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi quyền hạn của một kỹ sư trong lĩnh vực KTPM.

3. Mục tiêu cụ thể

 

3.1

Trang bị kiến thức cơ sở ngành về CNTT và truyền thông: kiến thức toán, tư duy logic về lập trình, cơ sở dữ liệu, kiến trúc máy tính, hệ điều hành, trí tuệ nhân tạo, mạng máy tính, quy trình phát triển phần mềm, kiến trúc cơ sở phần mềm; làm nền tảng triển khai các dự án phần mềm, tạo tiền đề cho nghiên cứu các lĩnh vực chuyên ngành và học tập nâng cao.

 

3.2

Hiểu và đào sâu kiến thức chuyên ngành đáp ứng được nhu cầu của xã hội về lĩnh vực KTPM.

 

3.3

Có khả năng thiết kế các hệ thống tính toán, các phần mềm có tính ứng dụng cao về ứng dụng và phát triển điện toán đám mây, lập trình nhúng và di động, xây dựng và phát triển phần mềm.

 

3.4

Khả năng phân tích, thiết kế, mô hình hóa, xây dựng, lập trình, vận hành các phần mềm chuyên dụng.

 

3.5

Thiết kế xây dựng và triển khai hệ quản trị nội dung số, các hệ thống thông tin trực tuyến trên web. Tổ chức thu thập, khai thác dữ liệu phục vụ các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh.

 

3.6

Có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm, nghĩa vụ của cán bộ quản lý dự án CNTT.

 

3.7

Có kiến thức tốt về an toàn và bảo mật hệ thống thông tin, cơ sở hạ tầng phần mềm, tính kinh tế và phẩm mỹ trong thiết kế, tính bền vững trong vận hành lâu dài.

 

4. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp ngành KTPM

 

4.1

Về kiến thức

-        Áp dụng các kiến thức cơ bản về toán, khoa học tự nhiên và cơ sở ngành KTPM và khả năng vận dụng vào chuyên ngành, nắm vững kiến thức KTPM và ứng dụng vào thực tiễn.

-        Có khả năng thiết kế các hệ thống tính toán, các phần mềm có tính ứng dụng cao về ứng dụng và phát triển mã nguồn mở, lập trình nhúng, xây dựng và phát triển phần mềm.

-        Có khả năng nhận biết, phân tích và giải quyết hiệu quả những vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng và phát triển phần mềm.

-        Có khả năng phân tích bài toán thực tế, từ đó đề xuất giải pháp và qui trình thực hiện qua các pha: thiết kế, phát triển, cài đặt, kiểm thử và xây dựng tài liệu, phối hợp với các kiến thức quản lý dự án và kinh tế công nghệ.

-        Có khả năng khai thác sử dụng các phương pháp, công cụ hiện đại để thiết kế và đánh giá các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật CNTT.

-        Có khả năng tham mưu tư vấn và thực hiện nhiệm vụ với tư cách như là một chuyên viên trong lĩnh vực CNTT.

-        Có khả năng phát triển các nghiên cứu liên ngành giữa CNTT và các ngành khoa học khác.

-        Ứng dụng kiến thức khoa học xã hội - nhân văn, ngoại ngữ, chính trị, tư tưởng, văn hóa, văn bản lưu trữ, thể dục thể thao nhằm hỗ trợ toàn diện cho học viên kiến thức kỹ năng mềm, đồng thời tu dưỡng đạo đức chính trị, rèn luyện sức khỏe bản thân phát triển ngành nghề cũng như ý thức và trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.

 

4.2

Về kỹ năng

Kỹ năng cứng:

-        Có khả năng lập luận kỹ thuật và kỹ năng giải quyết vấn đề.

-        Có thể thực hiện các thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá kiến thức.

-        Kỹ năng xác định, mô hình hóa và giải quyết các vấn đề trong hệ thống sản xuất cũng như dịch vụ với tầm nhìn hệ thống.

-        Có khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích vấn đề.

-        Có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn.

-        Kỹ năng tiếp thu và áp dụng kiến thức, kỹ thuật, công nghệ hiện đại.

-        Kỹ năng nhận ra các nhu cầu và động lực để tham gia vào việc học tập suốt đời.

Kỹ năng mềm:

-        Có tư duy hệ thống và tư duy phân tích, có phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả và chuyên nghiệp kể cả làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

-        Khả năng trình bày, kỹ năng chuẩn bị thuyết trình và thuyết trình trước đám đông. Khả năng giao tiếp và sử dụng các công cụ truyền thông trong giao tiếp.

-        Sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp.

 

4.3

Đạo đức nghề nghiệp

 

-        Đào tạo những kỹ sư có phẩm chất đạo đức tốt; có sức khoẻ tốt đảm bảo tham gia tốt các kiến thức chuyên ngành và bảo vệ đất nước.

-        Có động cơ thái độ làm việc, công tác đúng đắn.

-        Có nhận thức, phương thức thiết kế, triển khai và vận hành hệ thống trong bối cảnh doanh nghiệp và xã hội. Tác phong công nghiệp trong công tác quản lý điều hành các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức có liên quan.

 

5. Các công việc/vị trí tiềm năng mà kỹ sư KTPM có thể đảm nhận

 

5.1

Lập trình viên, phát triển phần mềm, chuyên viên kiểm định và thử nghiệm phần mềm, chuyên viên lập dự án, lên kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển phần mềm và các ứng dụng, phân tích, thiết kế, cài đặt, quản trị, bảo trì các phần mềm máy tính đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học,...

 

5.2

Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng CNTT ở các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học, cao đẳng. Giảng viên các môn liên quan đến KTPM tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp...

 

5.3

Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống phần mềm hoặc làm việc tại bộ phận CNTT.

 

5.4

Học thêm bằng đại học kỹ thuật thứ hai hoặc cao học KTPM, Khoa học Máy tính, CNTT, Hệ thống Thông tin, Truyền thông và Mạng máy tính…