|
|||
1.1. |
Tên chương trình |
LUẬT |
|
1.2 |
Trình độ đào tạo |
Đại học chính quy |
|
1.3 |
Thời gian đào tạo |
3.5 - 4 năm |
|
1.4 |
Tổng số tín chỉ |
130 |
|
1.5 |
Đơn vị quản lý |
Khoa Khoa học xã hội |
|
|
|||
2.1 |
Đào tạo người học phát triển một cách toàn diện: Có phẩm chất đạo đức, chính trị, có ý thức nghề nghiệp, thái độ lao động tốt, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. |
||
2.2 |
Có thế giới quan, nhân sinh quan rõ ràng, có khả năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng một cách logic và tích cực. |
||
2.3 |
Có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, biết giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tư pháp. |
||
|
|||
3.1 |
Có kiến thức cơ bản và chuyên môn để vận dụng trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc: + Có kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, xã hội, tâm lý con người để phục vụ phát triển nghề nghiệp và tự hoàn thiện bản thân. + Trang bị các khối kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành gồm kiến thức lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp luật nói chung; kiến thức chuyên sâu về pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam hiện hành thuộc các lĩnh vực pháp luật cơ bản như: hành chính, hình sự, dân sự, thương mại và pháp luật quốc tế. + Có kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn; kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các hoạt động trong lĩnh vực pháp luật; kiến thức về logic học, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng Việt thực hành, văn bản và lưu trữ đáp ứng nhu cầu công việc. |
||
3.2 |
Có các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cần thiết cho quá trình nghiên cứu pháp lý và định hướng phát triển nghề nghiệp như: + Kỹ năng nghiên cứu, đánh giá tính hợp lý của luật thực định + Kỹ năng tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật + Kỹ năng phân tích tình huống pháp lý từ thực tiễn và đưa ra giải pháp giải quyết + Kỹ năng tư vấn, xây dựng lập luận pháp lý và bảo vệ quan điểm cá nhân trong thực hành nghề luật. + Kỹ năng đàm phán và soạn thảo các văn bản có tính pháp lý phục vụ cho các công việc thuộc lĩnh vực pháp luật liên quan đến công việc đảm nhiệm + Kỹ năng mềm cần thiết cho quá trình nghiên cứu chuyên môn: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng khởi nghiệp, kỹ năng tự nghiên cứu học tập, làm việc nhóm, lập kế hoạch giải quyết công việc, sử dụng ngoại ngữ thông dụng và công nghệ thông tin cơ bản. |
||
3.3 |
Có khả năng tự chủ và chịu trách nhiệm: + Có năng lực tự nghiên cứu, làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với tập thể trong việc hướng dẫn, truyền bá, phổ biến kiến thức thuộc ngành Luật + Có phẩm chất nghề nghiệp cần thiết của một luật gia: trung thực, năng động, tự tin, có trách nhiệm và ý thức phục vụ cộng đồng, hòa hợp và cầu thị; dám nghĩ, dám làm và biết đương đầu với rủi ro; có tinh thần thượng tôn pháp luật, phụng sự công lý; công bằng, liêm chính và nhân văn; có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc |
||
|
|||
4.1 |
Về kiến thức |
- Vận dụng được kiến thức chuyên sâu về pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam hiện hành thuộc các lĩnh vực pháp luật cơ bản. - Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành để giải quyết các vấn đề pháp lý trong các lĩnh vực pháp luật về hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế và quốc tế. - Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành để giải quyết các vấn đề pháp lý trong các lĩnh vực pháp luật về hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế và quốc tế. - Hiểu, phân tích, vận dụng một cách hiệu quả kiến thức Luật để tư vấn luật, trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. |
|
4.2 |
Về kỹ năng |
- Có kỹ năng nghiên cứu, đánh giá tính hợp lý của luật thực định trong mối quan hệ với lý luận, phát hiện và giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý. - Có khả năng tìm kiếm, phân tích và đánh giá các văn bản pháp luật có liên quan đến công việc của mình. - Có khả năng tư duy phản biện, lập luận và tranh luận; phân tích các tình huống pháp lý từ thực tiễn và đưa ra giải pháp chuyên môn để giải quyết. - Có kỹ năng tư vấn, xây dựng lập luận pháp lý và bảo vệ quan điểm cá nhân trong thực hành nghề luật. - Có kỹ năng đàm phán và soạn thảo các văn bản pháp lý phục vụ cho các công việc thuộc lĩnh vực pháp luật liên quan đến công việc đảm nhiệm. - Có kỹ năng giao tiếp, trình bày những giải pháp phức tạp, giải pháp thay thế,... thông qua các báo cáo thuyết trình chuyên môn. - Có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ thông dụng và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản, kỹ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, quản lý công việc, đánh giá và cải thiện hiệu quả công việc. - Có khả năng tự nghiên cứu chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn và các lĩnh vực liên quan cũng như tiếp cận, nghiên cứu và triển khai các hoạt động nghề nghiệp |
|
4.3. |
Đạo đức nghề nghiệp |
- Có khả năng khởi nghiệp, thể hiện sự tự tin, chủ động và chuyên nghiệp; ý thức được sự tương tác, hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc và có thái độ nhã nhặn, khiêm tốn trong ứng xử, giao tiếp với mọi người. Có năng lực làm việc độc lập và làm việc và quản lý theo nhóm. - Có năng lực tổ chức thực hiện công việc, tự học và tự nghiên cứu, rèn luyện để phát triển bản thân. Thể hiện tác phong công nghiệp, làm việc có kế hoạch và khoa học. - Có ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và phẩm chất chính trị tốt. Có tính kỷ luật, tự giác chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị nơi làm việc sau khi tốt nghiệp. Có trách nhiệm tốt với tập thể và xã hội. - Có lối sống lành mạnh, trung thực; tôn trọng giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tôn trọng và tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn hóa của các nước, dân tộc khác. |
|
|
|||
5.1 |
Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên,... tại các cơ quan tư pháp như: Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Thi hành án,… |
||
5.2 |
Công chức,viên chức tại các cơ quan hành chính nhà nước và các sở, ban, ngành chuyên môn khác. |
||
5.3 |
Thư ký pháp lý cho các Văn phòng Luật sư, Văn phòng Công chứng, Văn phòng Đấu giá, Văn phòng Thừa phát lại, Trung tâm Trọng tài thương mại. |
||
5.4 |
Nhân viên pháp chế tại ngân hàng, các doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và quốc tế. |
||
5.5 |
Tiếp tục học tập các chương trình sau đại học như thạc sĩ, tiến sĩ để trờ thành Giảng viên Luật tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học. |