1. Thông tin chung

1.1

Tên chương trình

QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

1.2

Trình độ đào tạo

Đại học chính quy

1.3

Thời gian đào tạo

4 - 4.5 năm

1.4

Tổng số tín chỉ

150 tín chỉ 

1.5

Đơn vị quản lý

Khoa Quản lý công nghiệp

2. Mục tiêu tổng quát

2.1

Đào tạo kỹ sư QLCN có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, có lòng yêu nước, yêu ngành nghề; có ý chí lập thân, lập nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp, tư duy năng động, sáng tạo; có tinh thần trách nhiệm, tác phong văn minh, ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khoẻ để phục vụ ngành nghề.

2.2

Sinh viên được trang bị các kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng lập, phân tích và thẩm định các dự án đầu tư, hoạch định chiến lược, hoạch định nhân lực, quản trị và điều hành sản xuất, kiểm soát và cải tiến chất lượng, đánh giá trình độ công nghệ, hoàn thiện chuỗi cung ứng và hậu cần, loại bỏ lãng phí trong sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm, tối ưu hóa qui trình sản xuất và dịch vụ

3. Mục tiêu cụ thể

3.1

Trang bị kiến thức cơ sở ngành về quản lý kinh tế và kỹ thuật như: kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, thuật toán tối ưu, các phương pháp phân tích, các kiến thức cơ bản về kinh tế cũng như kỹ thuật hệ thống cần thiết cho Quản lý công nghiệp làm nền tảng cho việc nghiên cứu những nhân tố quan trọng để điều hành, quản lý công nghiệp hiệu quả.

3.2

Có khả năng thực hiện được chức năng của mình trong môi trường công nghiệp, hành chính chính phủ; có khả năng nghiên cứu và ứng dụng kiến thức khoa học liên quan mang tính học thuật; có khả năng đưa ra ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành các hoạt động trong doanh nghiệp và ngoài xã hội; có kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm.

3.3

Có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm và nghĩa vụ của kỹ sư Quản lý công nghiệp. Có đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp. Có ý thức rèn luyện sức khoẻ để phục vụ ngành nghề. Có ý thức tự học tập, nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp suốt đời.

4. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý công nghiệp

4.1

Về kiến thức

- Được trang bị các kiến thức cần thiết về toán, khoa học cơ bản, kỹ thuật cơ sở, phương pháp định lượng trong quản lý.

- Nắm vững và vận dụng vào thực tiễn các kiến thức chuyên ngành như: Quản lý sản xuất; Quản lý chất lượng; Quản lý dự án; Quản trị nhân lực; Quản trị tài chính; Marketing; Tài chính; Chuỗi cung ứng…

- Có kiến thức cơ bản về lập mô hình bài toán kinh tế từ các tình huống kinh doanh; vận dụng các phương pháp giải những bài toán quy hoạch để đưa ra các phương pháp sản xuất tối ưu cho doanh nghiệp trong những trường hợp thực tế.

- Có kiến thức cần thiết để xác định đúng và giải quyết được yêu cầu cơ bản của nhà máy và xí nghiệp; Quản lý quá trình sản xuất công nghiệp (hoạch định chiến lược, lập kế hoạch sản xuất, tổ chức thực hiện và kiểm tra, quản lý bảo trì máy móc, quản lý công nghệ, điều hành dây chuyền sản xuất…); Dự báo và hoạch định nhu cầu vật tư; Đưa ra những cải tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm và sử dụng năng lượng; Tham gia thiết kế và bố trí nhà máy, dây chuyền sản xuất, hệ thống hậu cần, và có khả năng mô phỏng hệ thống sản xuất…; Quản lý và tổ chức nhân sự; Quản lý tài chính;

- Có kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng, kiểm soát, cải tiến và đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, xây dựng và đánh giá hệ thống quản lý chất lượng toàn diện.

- Có kiến thức về lập và quản lý chuỗi cung ứng, dự án công nghiệp – dịch vụ; quản lý thời gian, chi phí của dự án; quản trị rủi ro.

- Ứng dụng kiến thức khoa học xã hội - nhân văn, ngoại ngữ, chính trị, tư tưởng, văn hóa, văn bản lưu trữ, thể dục thể thao nhằm hỗ trợ toàn diện cho học viên kiến thức kỹ năng mềm, đồng thời tu dưỡng đạo đức chính trị, rèn luyện sức khỏe bản thân phát triển ngành nghề cũng như ý thức và trách nhiệm bảo vệ tổ quốc.

4.2

Về kỹ năng

- Kỹ năng cứng:

+ Có khả năng lập luận kỹ thuật và kỹ năng giải quyết vấn đề.

+ Có thể thực hiện các thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá kiến thức.

+ Kỹ năng xác định, mô hình hóa và giải quyết các vấn đề trong QLCN

+ Có khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích vấn đề.

+ Có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn.

+ Kỹ năng tiếp thu và áp dụng kiến thức, kỹ thuật công nghệ hiện đại.

+ Kỹ năng nhận ra các nhu cầu và động lực để tham gia học tập suốt đời.

+ Có khả năng quản lý tốt quá trình triển khai và vận hành một chương trình, một dự án chuyên ngành hợp lý và hiệu quả.

- Kỹ năng mềm:

+ Có tư duy hệ thống và tư duy phân tích, có phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả và chuyên nghiệp kể cả làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

+ Khả năng trình bày, kỹ năng chuẩn bị thuyết trình và thuyết trình trước đám đông. Khả năng giao tiếp và sử dụng các công cụ truyền thông trong giao tiếp.

+ Sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp. Trình độ tiếng Anh tối thiểu tương đương TOEIC 450.

4.3

Đạo đức nghề nghiệp

 

-  Đào tạo những kỹ sư có phẩm chất đạo đức và sức khoẻ tốt, ứng dụng tốt kiến thức chuyên ngành, phục vụ sự nghiệp xây dựng, sẵn sàng bảo vệ đất nước.

-  Trung thành với lý tưởng cách mạng; có động cơ thái độ làm việc, tác phong công nghiệp trong công tác

-  Có nhận thức tích cực về xã hội, có đạo đức nghề nghiệp tốt, tinh thần cầu tiến, phấn đấu vươn lên trong công tác.

-  Có thái độ, ứng xử của một nhà quản lý, lãnh đạo.

- Có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và cộng đồng xã hội. Chủ động lập kế hoạch cho phát triển nghề nghiệp, luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực chuyên môn.

5. Các công việc/vị trí tiềm năng mà kỹ sư QLCN có thể đảm nhận

5.1

Hoạch định kế hoạch sản xuất; Quản lý mua hàng và tồn kho

5.2

Quản lý chất lượng, kiểm soát chất lượng; cải tiến chất lượng

5.3

Quản lý tài chính và kế toán; Quản lý nhân sự

5.4

Quản lý kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ

5.5

Quản lý chuỗi cung ứng

5.6

Quản lý dự án